Hệ thống giáo dục Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế bậc nhất thế giới mà còn được voi là nước có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng. Nhật Bản đã chú trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại ngay từ những năm 1950.


1. Ở Nhật Bản, hệ thông giáo dục có nhiều đặc điểm khác với Việt Nam. Nếu Ở Việt Nam chúng ta có 5 năm Cấp I, 4 năm Cấp II, 3 năm Cấp III, và 4 năm Đại học thì ở Nhật Bản học sinh lại phải trải qua 6 năm Cấp I, 3 năm Cấp II, 3 năm Cấp III và 4 năm Đại học. Nhật Bản cũng có nhiều loại trường học như ở Việt Nam.
 • Mẫu giáo (1 đến 3 năm)
• Tiểu học (6 năm, từ 6 đến 12 tuổi)
• Trung học cơ sở (3 năm, từ 13 đến 15 tuổi)
• Trung học phổ thông (3 năm)
• Cao đẳng kỹ thuật (Từ 5 đến 5,5 năm)
• Đại học ngắn hạn (2 năm)
• Đại học chính quy (4 năm)
• Trường dạy nghề (1 năm trở lên)
• Trường trung cấp (1 năm trở lên)

Trong hệ thống này giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc, từ bậc Trung học phổ thông không bắt buộc. Tỷ lệ học cấp III hiện nay của Nhật là gần 100%. Nhật Bản hiện đang có chủ chương phổ cập giáo dục bậc Phổ thông trung học. Tỷ lệ học đại học của Nhật hiện chỉ đứng sau Mỹ( khoảng 50%). 

Hiện nay Nhật Bản đang thực hiện các chính sách thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập. Rất nhiều trường Dự bị tiếng được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên nước ngoài. Ngoài ra chính phủ Nhật còn hỗ trợ cho lưu học sinh thông qua các chương trình học bổng như Học bổng toàn phần, miễn học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, ăn ở…

2.Ở Nhật Bản, đa số các trường đại học, cao đẳng và cao học đều là dân lập, còn các trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ là của quốc gia hoặc thuộc hệ thống công lập.

3. Ngoài việc tổ chức kỳ thi tuyển, nhiều trường đại học ở Nhật có chế độ xét tuyển đặc biệt dành cho du học sinh. Một số nơi chọn sinh viên căn cứ theo điểm kiểm tra năng lực tiếng Nhật và kỳ thi dành cho du học sinh tự túc nước ngoài. Kỳ thi này do Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản tổ chức. Ngành nhân văn thi Toán, Sử thế giới, Anh văn; ngành khoa học thi Toán và 2 trong 3 môn Lý, Hóa, Sinh.

4. Những người muốn tham dự các chương trình cao học chính quy phải qua kỳ thi tuyển. Thí sinh sẽ làm bài kiểm tra viết các môn như tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, chuyên môn và thi vấn đáp. Đối với nghiên cứu sinh thì phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học.
Để vào học cao đẳng thì phải đậu kỳ thi đầu vào do nhà trường tổ chức. Thi tuyển vào trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ được tổ chức bằng cách kết hợp như xét hồ sơ, phỏng vấn, thi tiếng Nhật, môn học, làm bài luận, kiểm tra kỹ năng, năng khiếu.

5.Riêng nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật - chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả thi tiếng Nhật, thi môn học... Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, nếu hội đủ điều kiện Bộ GD&ĐT quy định có thể học lên ĐH.

0 nhận xét:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More