Siết chặt việc đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam vừa ban hành công văn số 1123/LĐTBXH-QLLĐNN xem xét sẽ tạm dừng đưa thực tập sinh sang Nhật đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có tỷ lệ bỏ trốn cao hơn 5%.

Nhằm chấn chỉnh hoạt động đưa thực tập sinh sang Nhật Bản, công văn vừa ban hành quy định các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải giải quyết tình trạng bỏ trốn của thực tập viên xuống dưới mức 5% và phải tuân thủ quy định của Bộ Lao động-Xã hội và Thương Binh khi đưa lao động sang làm việc tại Nhật với các điều khoản cụ thể về thời gian đào tạo và làm việc, tiền lương, phí quản lý, đảm bảo chi phí và điều kiện sinh hoạt cho người lao động.


Việt Nam có 73 doanh nghiệp đưa thực tập sinh sang Nhật Bản và cho đến đầu tháng 4 năm 2016 đã có 100 ngàn lao động Việt được đưa sang làm việc tại Xứ Phù Tang.
Nhật Bản là một trong những thị trường thu hút và tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất vì người lao động có thu nhập cao.
Cũng liên quan đến công nhân Việt lao động ở nước ngoài, Việt Nam vừa phê duyệt thỏa thuận về Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ được ký kết giữa 2 chính phủ Hà Nội và Canberra.
Theo thỏa thuận vừa nêu, Australia hàng năm cho phép tối đa 200 công dân Việt Nam lưu trú để du lịch và làm việc trong thời gian 12 tháng. Vì chương trình quy định kết hợp lao động và kỳ nghỉ nên không được làm việc cho một chủ lao động quá 6 tháng cũng như không được theo học các chương trình đào tạo quá 4 tháng.
Công dân Việt Nam muốn tham gia chương trình này phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi từ 18 đến 30, có sức khỏe và trình độ học vấn lẫn ngoại ngữ, phải được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giới thiệu, đặc biệt phải có khả năng tài chính khoảng 5000 đô la Úc, tương đương 85 triệu đồng trong thời gian 12 tháng lưu trú ở Australia.
Hiện Australia đang thiếu lao động trong ngành nghề nấu ăn, khai thác mỏ, cơ khí, y khoa…với mức lương tối thiểu đối với lao động nước ngoài xấp xỉ 54 ngàn đô la Úc cho 1 năm.

0 nhận xét:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More